Bằng chứng ban đầu Giả thuyết thế giới công bằng

Năm 1966, Lerner và đồng nghiệp tiến hành một số thí nghiệm sử dụng sốc điện để quan sát phản ứng của các đối tượng thí nghiệm với nạn nhân hóa. Trong thí nghiệm đầu tiên tại Đại học Kansas, 72 đối tượng nữ đã được cho xem cảnh một người khác bị điện giật trong những điều kiện khác nhau. Ban đầu, họ cảm thấy khó chịu khi phải thấy nạn nhân đau khổ; nhưng lâu dần, vì không thể can thiệp, họ bắt đầu hạ thấp nhân phẩm của nạn nhân. Càng quan sát lâu, họ càng chỉ trích nạn nhân nặng nề hơn. Tuy nhiên, họ sẽ không làm vậy nếu được cho biết nạn nhân sẽ nhận khoản tiền bồi thường tương xứng với mức độ đau đớn.[6] Trong các thí nghiệm sau, cả Lerner cùng cộng sự của ông và những nhà nghiên cứu khác đều thu được kết quả tương tự.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả thuyết thế giới công bằng http://inesad.edu.bo/developmentroast/wp-content/u... http://web.mit.edu/curhan/www/docs/Articles/biases... http://www.units.muohio.edu/psybersite/justworld/i... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://www.scu.edu/ethics/publications/iie/v3n2/ju... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.lps.univ-savoie.fr/uploads/PDF/576.pdf